Ô Nhiễm Nước Là Gì và Cách Chống Ô Nhiễm Nước Mang Lại Hiệu Quả Lâu Dài Nhất

04/03/2019 | 2444 |
0 Đánh giá

Bạn thường xuyên nghe những cảnh báo về ô nhiễm nguồn nước, thế nhưng liệu bạn có biết hiện tượng đó là gì và các cách chống ô nhiễm nước làm sao cho hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi nhé.

 

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thế kỷ 21 giúp cuộc sống phát triển hơn và tạo ra được việc làm cho một lượng lớn dân cư. Thế nhưng, ở Việt Nam, tình trạng công nghiệp hóa không bền vững, vội vàng đã dẫn tới tình trạng môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng, trong đó có ô nhiễm nguồn nước.

Ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước theo chiều hướng tiêu cực, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng (như chất bảo vệ thực vật...), rắn (chất thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp,...) làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật.

Cần phải tìm ra cách chống ô nhiễm nước để giảm thiểu bệnh tật cho con người

Cần phải tìm ra cách chống ô nhiễm nước để giảm thiểu bệnh tật cho con người

Các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước thường gặp như do ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước (chất độc hóa học, hoạt động đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, bệnh viện, sử dụng hóa chất trừ sâu trong nông nghiệp…). Hoặc ô nhiễm nước do nhiễm độc hóa chất vào nguồn nước trong quá trình sử dụng như kim loại nặng (Chì, Đồng, Thạch tín, các chất phóng xạ, các chất gây ung thư vượt nồng độ tiêu chuẩn cho phép; Do vi sinh vật: 80% các bệnh nhiễm trùng liên quan đến nước (đặc biệt là các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột) ở các nước đang phát triển, khó khống chế và thanh toán.

Phòng chống ô nhiễm nguồn nước là một nhiệm vụ cấp bách

Phòng chống ô nhiễm nguồn nước là một nhiệm vụ cấp bách

1. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước?

Nếu xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Bởi vì lúc đó nguồn nước không đáp ứng được những tiêu chuẩn để cho con người sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất, khi người hoặc động vật sinh hoạt hoặc uống vào sẽ rất dễ mắc phải bệnh tật.

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước ảnh hưởng đến con người là nước bẩn, vi khuẩn dẫn tới tỉ lệ người mắc bệnh cấp và mãn tính như ung thư, viêm da, tiêu chảy... ngày càng gia tăng. Ngoài ra, nguồn nước ô nhiễm còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh nông nghiệp đặc biệt là bà con nuôi trồng thuỷ hải sản nếu không biết cách chống ô nhiễm nước.

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước dấy lên sự cấp bách tìm kiếm cách chống ô nhiễm nước

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước dấy lên sự cấp bách tìm kiếm cách chống ô nhiễm nước

Ở những quốc gia có nguồn nước ô nhiễm, đơn cử như ở Ấn Độ, năm 1984, sự cố khủng khiếp khi nhà máy thuốc trừ sâu Union Carbide India Limited bị rò rỉ khí độc khiến 50.000 người bị ngộ độc, hơn 3.700 người chết và hơn 500.000 người bị thương.Theo một báo cáo đến nay, khu vực này vẫn còn bị ô nhiễm nặng khiến người dân bị nhiều bệnh mãn tính.

Còn tại Việt Nam, xuất hiện những làng ung thư  thuộc các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận,Phú Thọ. Thật đáng buồn là đã có tới 1136 người chết trong vòng từ 5-20 năm trở lại đây do mắc các bệnh ung thư khác nhau, trong đó nơi có nhiều người chết vì ung thư nhất là Thạch Khê, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với 136 người chết trong 10 năm vì nguồn nước nhiễm chất độc hóa học. Còn ở làng ít nhất cũng có 6 người chết. Tại làng Cờ Đỏ, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu (Nghệ An), khi điều tra có tới 5 người bị ung thư và 3 người trong đó đã chết.

Ô nhiễm nguồn nước là một vấn nạn lớn

Ô nhiễm nguồn nước là một vấn nạn lớn

Đó là kết quả của dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số “làng ung thư” của Việt Nam” giai đoạn 1 do Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung – Bộ Tài nguyên thực hiện đã điều tra 37 làng, trải dài trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thông qua kết quả điều tra cho biết số người chết vì ung thư có liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm. Điểm chung là nguồn nước tại những nơi này đều bị ô nhiễm nặng do nhiễm bẩn vi sinh, một số mẫu có hàm lượng phenol, arsen hoặc mangan vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Đây cũng chính là tác nhân gây ra những căn bệnh ung thư.

Rất nhiều trẻ em đang phải sống trong tình trạng ô nhiễm

Rất nhiều trẻ em đang phải sống trong tình trạng ô nhiễm

Theo thống kê của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) Việt Nam, nước ta hiện có khoảng 17,2 triệu người đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt (trong đó có ăn uống) chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý. Các vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người, động vật có thể gây ra các bệnh tả, bại liệt và thương hàn. Trong một vài nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư da. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, nitrat, nitrit gây bệnh da xanh, thiếu máu. Nếu nhiễm lưu huỳnh lâu ngày, con người có thể bị bệnh về đường tiêu hoá. Nhiễm natri gây bệnh tim mạch và cao huyết áp.

Nếu không tìm cách chống ô nhiễm nước thì cực kỳ nguy hại cho tương lai dân cư. Để ngăn ngừa tình trạng ấy xảy ra và bảo vệ sức khỏe của chính mình và cộng đồng, chúng ta cần phải biết cách phòng chống ô nhiễm nguồn nước.

2. Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường nước hiện nay

Trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng, nhiều người dân đã có những động thái riêng để nhằm “cứu vãn” như : nhà trường tổ chức vớt rác trên sông, xóm làng, khối phố tổ chức ngày “chủ nhật xanh”, đi xuồng dọn dẹp rác trên kênh đào,... Thậm chí những phát minh về robot vớt rác trên sông liên tục ra đời nhằm cải thiện tình hình ô nhiễm nguồn nước.

Tuy nhiên, đó chưa hẳn là biện pháp lâu dài vì bản thân nó chỉ mang tính tạm thời, để có thể phòng chống ô nhiễm nguồn nước lâu dài, cần có các phương án triển khai trên diện rộng và cần sự chung tay, vào cuộc của toàn cộng đồng.

Vớt rác trên sông phòng chống ô nhiễm nguồn nước

Vớt rác trên sông phòng chống ô nhiễm nguồn nước

Về phía các cơ quan quản lý:

- Các cơ quan quản lý Nhà nước cần tập trung đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, thông tin, tuyên truyền về bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường.

- Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với nhau để tìm cách chống ô nhiễm nước, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân.

- Nâng cao nghiệp vụ, nghiên cứu phát triển hệ thống thoát nước an toàn, bền vững, quản lý tài nguyên theo lưu vực sông, tái xử lý nước thải, nước mưa, cũng như quản lý bùn thải, lựa chọn công nghệ thi công, công nghệ xử lý, cải tạo, sửa chữa hệ thống đường ống an toàn thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng…

- Các cơ quan cần kiểm tra và thẩm định kỹ các dự án đầu tư, tăng cường theo dõi, điều chỉnh và thực hiện các chính sách giảm thiểu các chất thải độc hại.

Cơ quan chức năng đang thực hiện khá nhiều biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước

Cơ quan chức năng đang thực hiện khá nhiều biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước

Cách chống ô nhiễm nguồn nước tại các khu công nghiệp:

- Cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.

- Chú trọng vào các giải pháp chống ô nhiễm nguồn nước, đồng thời tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư.

Phương pháp chống ô nhiễm nguồn nước đối với người dân:

- Cần phải nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không vứt rác, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn.

- Bên cạnh đó, cần tiết kiệm nguồn nước, giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

Bạn có thể dùng than hoạt tính như một cách chống ô nhiễm nước hiệu quả

Bạn có thể dùng than hoạt tính như một cách chống ô nhiễm nước hiệu quả

- Than hoạt tính là một trong những biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường nước dành cho các hộ gia đình hoặc các khu công nghiệp được các cơ quan chức năng khuyến nghị. Đơn giản và tiện lợi, rẻ nhất là các hộ gia đình có thể sử dụng than hoạt tính để chống ô nhiễm nguồn nước.

- Than hoạt tính lọc nước giúp loại bỏ vi khuẩn và các chất ô nhiễm độc hại, các kim loại nặng, giảm thiểu nguy cơ bệnh tật tối đa, đồng thời còn bổ sung khoáng chất cho cơ thể. Ngoài trông chờ vào các cơ quan quản lý, mỗi người dân, mỗi gia đình hãy sử dụng than hoạt tính, biện pháp hoàn toàn có lợi và vô hại nhằm tự bảo vệ mình khỏi nguồn nước ô nhiễm, cải thiện sức khỏe cho chính bản thân chúng ta.

Nếu bạn cần tìm than hoạt tính loại tốt thì hãy đến với Coco AC. Than hoạt tính Coco AC được tuyển chọn từ nguyên liệu gáo dừa Già cho nên hạt than hoạt tính thành phẩm có độ cứng cao, hàm lượng cabin cao hơn 94 phần trăm. Hạt than hoạt tính Coco AC luôn dày cơm khi quan sát bằng mắt thường, do hoạt hóa từ gáo dừa Già và hạt than không bị nứt nẻ như khi hoạt hóa bằng gáo non. Và tuổi thọ sử dụng cao hơn không bị vỡ vụn thành bột trong suốt vòng đời sử dụng. Quý khách chỉ cần liên hệ 0989 488 253, hoặc nếu ở tình thì truy cập Tiki.vn và tìm than hoạt tính Coco AC sẽ được hỗ trợ vận chuyển tối đa.

>>> Xem tất cả sản phẩm COCO AC

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
0989488253